Diễn đàn CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ sẽ là sự kiện quy mô toàn quốc thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng. Diễn đàn cũng là cơ hội để các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trao đổi về xu hướng xuất nhập khẩu hàng hóa trực tuyến, các hành động cần triển khai để phát huy những lợi thế của thương mại điện tử trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đây là thời điểm cần thiết để cơ quan nhà nước và các tổ chức có những định hướng và giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nhanh chóng hồi phục lại sau đại dịch.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Đội ngũ Facebook Việt Nam sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về các xu hướng thị trường trong mùa lễ hội, các chiến lược tối ưu và hình thức xây dựng chiến dịch để tăng brand love, hướng tới khách hàng trong và ngoài nước, cũng như bùng nổ doanh số trong giai đoạn tới. Đây là một phần trong chiến dịch #FacebookforVietnam, thuộc trụ cột #FB4Economy. Chương trình hy vọng mang đến những tư vấn hữu ích để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy kinh doanh và phát triển trong thời gian hậu COVID-19.
Chia sẻ về các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến trong hệ sinh thái của Google đang phát triển trên thế giới cũng như những tiềm năng có thể ứng dụng tại VN.
Giới thiệu các nghiên cứu nổi bật trong nước và quốc tế về ảnh hưởng của việc triển khai ICT, đặc biệt là Internet và TMĐT đối với tiềm năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu chuyển đổi số như thế nào? Các nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới quan tâm ra sao tới lĩnh vực này? Những đơn vị trong nước đã triển khai những giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong thương mại điện tử qua biên giới?
- Đồng thời, lĩnh vực xuất nhập khẩu trực tuyến liên quan mật thiết tới chính sách, pháp luật và triển khai chuyển đổi số tại nhiều cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm hải quan và các cơ quan quản lý chuyên ngành. Phiên thảo luận sẽ trao đổi một số chính sách và pháp luật nổi bật cũng như tính khả thi liên quan tới chuyển đổi số trong lĩnh vực XNK: 1)QĐ 749/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia tới 2025 và tầm nhìn tới 2030; 2) QĐ 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia gia đoạn 2021-2025; 3) Dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử)
Nhiều nhà xuất khẩu nhận thấy trở thành thành viên của các nền tảng xuất khẩu trực tuyến mô hình B2B, bao gồm nền tảng hàng đầu Alibaba.com, chưa đảm bảo có được những hợp đồng như mong muốn. Tại sao có doanh nghiệp thành công và coi các nền tảng này là kênh xuất khẩu quan trọng, trong khi nhiều doanh nghiệp khác chưa thấy hiệu quả? Đâu là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại khi xuất khẩu trực tuyến?
Với sự tiến bộ vượt bậc của ICT, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng nước ngoài. Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, họ có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp… Cơ hội là ngang nhau nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các doanh nghiệp trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên Amazon là bài học chung cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Thảo luận tương tác giữa các diễn giả, khách mời và đại biểu (tại hội trường và online) về vai trò của chuyển đổi số đối với hoạt động xuất khẩu trực tuyến. Vai trò định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, sự hỗ trợ của các đơn vị thực thi, những khó khăn khi chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.
- Đặc biệt, sự cấp bách của chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu để nắm bắt ngay cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020.
- Ứng dụng CNTT để cung cấp trực tuyến C/O nói chung và C/O mẫu EUR.1 theo Thông tư số 11/2020/TT/BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong EVFTA.
Chia sẻ về giải pháp cung cấp các dịch vụ về thông tin liên lạc, truy xuất nguồn gốc thủy sản hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tuyến.
DIỄN GIẢ THAM DỰ SỰ KIỆN LÀ NHỮNG CHUYÊN GIA ĐẾN TỪ CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ ĐƠN VỊ UY TÍN
CEO FADO
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam
Phó Chủ tịch VECOM
Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương
Giám đốc Quốc gia USABC
Chủ tịch Liên hiệp các Hội doanh nghiệp Việt Nam ở châu Âu
Phó Tổng thư ký VLA
Chủ tịch Liên minh Hỗ trợ Xuất khẩu Việt Nam (VESA)
Cục trưởng Cục TMĐT và KTS, Bộ Công Thương
CEO Accesstrade
Giám đốc Quốc gia Amazon Global Selling
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
Thứ trưởng Bộ Công Thương
Giám Đốc Kinh Doanh, Nhóm Doanh Nghiệp Tăng Trưởng Việt Nam, Facebook
Senior Industry Manager, Ecommerce & Retail, Google
Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh, Alibaba.com Việt Nam
CEO OSB
Trưởng Ban Đối ngoại & Marketing – Tổng Công ty Hapro
Diễn đàn CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ sẽ là sự kiện quy mô toàn quốc thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng.
Thông qua sự kiện giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giao lưu, kết nối, trao đổi cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ như thương mại điện tử, ngân hàng, bảo hiểm, logistics…
Địa chỉ: P702, Tầng 7, Tòa nhà HKC số 285, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6259 8271
Email: office@vecom.vn
Website: http://www.vecom.vn/